Ginkgo Biloba được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền Châu Á để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, bao gồm cả hen suyễn và đi giải nhiều. Gần đây, cao lá đậm đặc Ginkgo chuẩn hóa trở nên rất phổ biến ở Châu Âu và Mỹ sau sự thành công của một lượng lớn nghiên cứu lâm sàng cho thấy ginkgo có hiệu quả đối với não và sự thiếu hụt tuần hoàn.
Ginkgo Biloba (Bạch quả)
Dược lý học
Lá ginkgo có chứa hai nhóm hoạt chất chính, diterpene lactone (ginkgolides A, B, & C và bilobalide) và flavonol glycosides (kaempferol, rutin, quercetin, catechins, proanthocyanidins, luteolin và tricetin) (Hình 1). Các thành phần khác bao gồm sterols và các vitamin, khoáng chất (như canxi, sắt, magie và niacin).
Hình 1: Thành phần hoạt tính của, [A] cấu trúc flavonol glycoside của kaempferol (R = H) và quercetin (R = OH) & [B] cấu trúc của diterpene lactone, ginkgolide và bilobalide. Flavonol glycoside với cấu trúc vòng thơm của nó có tác dụng khử gốc tự do mạnh để bảo vệ thần kinh. Ginkgo lactone được biết có đặc tính hỗ trợ lưu thông máu nhờ cơ chế chống đông. Nhưng chúng cùng có tác dụng bảo vệ chung và có lợi đối với cả sức khỏe não và tim mạch.

Cơ chế tác dụng
Sự kết hợp các hoạt chất trong chiết xuất lá ginkgo đem lại tác dụng đối với cả tim mạch và thần kinh, trung ương và ngoại biên, và tương hỗ nhau. Đối với hệ tuần hoàn, ginkgo có tác dụng chống đông máu, tăng cường tưới máu và kích thích tuần hoàn. Tác dụng chống đông máu được tạo ra bởi các ginkgolide thông qua tác dụng đối kháng yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF) của nó [1], ức chế hoạt động của MMP-9, ngăn ngừa tích tụ canxi nội bào, cùng với điều hòa giảm thromboxane và tổng hợp axit arachidonic [2, 3]. Trong nghiên cứu trong ống nghiệm về nồng độ, nitric-oxide-và chất phụ thuộc thromboxane, chiết xuất Ginkgo cũng đã được báo cáo là có tác dụng giãn mạch và chống co thắt ở các mạch máu não [4, 5]. Những cơ chế này cho thấy các hiệu ứng cục bộ để kiểm soát trương lực của mạch máu và huyết động học tại mô.
Chiết xuất ginkgo cũng có khả năng ức chế hoạt động ở tuyến thượng thận để làm giảm lượng hormone vận mạch như noradrenalin, glucocorticoids và catecholamine trong máu. Những hormone này có ảnh hưởng nội tiết và cận tiết quan trọng đối với mạch máu [6] và hoạt động chức năng thần kinh [7], mà cả 2 hoạt động chức năng này được hoạt hóa trong các phản ứng stress và viêm cấp tính và mãn tính, và những phản ứng này luôn gắn kết với nhau trong hoạt động sinh lý não. Một nhóm các đích phân tử đặc hiệu ảnh hưởng tới sự kiểm soát cận tiết hoạt động chức năng mạch và thần kinh là phosphodiesterases (PDE’s). Chiết xuất ginkgo có tác dụng ức chế những enzyme này, bao gồm PDE-4 trong nội mô mạch [8]. Ức chế PDE-4 cũng được biết là thuốc tác dụng đối với nhận thức và bảo vệ thần kinh [9]. Những tác dụng đối với thần kinh gián tiếp thông qua việc kiểm soát tại chỗ hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh (như GABA, dopamine) [10, 11] và enzyme (như MAO, 5-HT) [7, 12], bảo vệ thần kinh khỏi tổn thương tế bào do stress oxy hóa và/hoặc tổn thương thiếu máu cục bộ-tái tưới máu [13, 14]. Duy trì các hoạt động chức năng này có thể giúp bảo vệ và duy trì chức năng hành vi, nhận thức và cảm giác vận động tốt hơn.
Bằng chứng lâm sàng
Tuần hoàn não
Các vấn đề về mạch máu não tỉ lệ thuận với tuổi tác, chế độ ăn không đầy đủ (như béo phì, hội chứng chuyển hóa) và các yếu tố về lối sống (như hút thuốc, nghiện rượu, stress mãn tính). Ảnh hưởng tích cực của các hoạt chất ginkgo đối với chức năng sinh lý mạch máu não và lưu thông máu não có một số ưu điểm đối với các vấn đề thường gặp (như chứng đau nửa đầu) và ngăn ngừa chấn thương nghiêm trọng hơn (như phình động mạch, tắc động mạch) và di chứng thần kinh. Ở những người già khỏe mạnh, sử dụng 80-120mg chiết xuất ginkgo một ngày tới 8 tuần, khi chụp cộng hưởng từ cho thấy cải thiện lưu lượng máu não tổng thể, độ nhớt của máu và mạch máu trong vùng liên quan tới khả năng ghi nhớ hình ảnh và nhận thức [15, 16]. Khả năng nhận thức và kỹ năng vận động cũng được cải thiện tương ứng.
Đối với đột quỵ, những bệnh nhân phục hồi sau khi bị thiếu máu cấp tính dùng chiết xuất ginkgo (120mg/ngày) được thấy là cải thiện đáng kể mức độ và hồi phục chức năng sau 4 tháng (Hình 2) [17]. Gần đây người ta đã thấy có những lợi ích tương tự của chiết xuất ginkgo ở mức liều cao hơn (450mg/ngày) khi phối hợp với aspirin đối với những người bị đột quỵ do thiếu máu cấp tính [18]. So với dùng một mình aspirin, thì điều trị bằng aspirin/ginkgo đã giúp cải thiện mức độ nghiêm trọng của bệnh sớm hơn chỉ trong vòng 12-30 ngày điều trị, cải thiện tổng thể về khả năng nhận thức và các chỉ số thần kinh ở thời điểm 1, 3, và 6 tháng sau đó, và không có sự khác biệt nào về các tác dụng phụ hoặc các vấn đề về mạch máu sau 2 năm. Trong những trường hợp bệnh mạch máu não không nguy hiểm đến tính mạng, một số hoạt chất ginkgo cũng có tác dụng bảo vệ và ngăn ngừa bệnh. Usai et. al. 2011 [19] đã chỉ ra rằng 160mg ginkgolide B/ngày, phối hợp cùng với vitamin tổng hợp, đã làm giảm tần suất của chứng đau nửa đầu ở những người trẻ tuổi bị chứng đau nửa đầu từ 7.2 xuống 1.6 cơn đau mỗi tháng. Sự giảm tần suất đau nửa đầu tương tự cũng được thấy ở những trẻ dùng ginkgolide B trong 3 tháng [20], mặc dù chi tiết liều dùng không được cung cấp. Một nghiên cứu trước đó ở phụ nữ chỉ ra rằng liều 120mg ginkgolide B/ngày [21] đã giảm tần suất hiện tượng đau nửa đầu thoáng qua tới 60% sau 8 tháng, và giảm thời gian bị đau nửa đầu tới 50%.

Hình 2: Bổ sung chiết xuất Ginkgo (120mg/d) cải thiện đáng kể mức độ bệnh ở những bệnh nhân sau khi thiếu máu cục bộ (P<0.05, theo một phân tích đa biến) tại thời điểm 4 tháng sau .
Các vấn đề tuần hoàn ngoại biên
Một phân tích đánh giá 12 nghiên cứu lâm sàng năm 2004 về các tác dụng của bổ sung ginkgo ở bệnh động mạch ngoại biên, mạch máu nhỏ, tĩnh mạch suy yếu, đông máu và các triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch và xơ vữa động mạch [22]. Trong cả 12 nghiên cứu, đều thấy cải thiện đáng kể các triệu chứng hoặc cải thiện các chỉ số và số đo mạch máu (ví dụ: tăng trương lực tĩnh mạch, tính kháng mao mạch, giảm kết tập tiểu cầu và tính thấm mao mạch).
Bên cạnh đó, một số các nghiên cứu khác cho thấy giảm các triệu chứng hoặc cải thiện về sức khỏe hệ tuần hoàn của người tham gia, người già, xơ vữa động mạch, glaucoma, các vấn đề về vi tuần hoàn và các bệnh mạch vành (Hình 3) [23-27].
Các lợi ích tương tự cũng được thấy đối với các rối loạn mạch khác. Trong một nghiên cứu về bệnh thận do tiểu đường [28], điều trị bằng chiết xuất ginkgo (chuẩn hóa thành 57,6mg flavonol glycosides/ngày, 14,4mg terpene lactones/ngày) hàng ngày trong 8 tuần cho thấy 1 số cải thiện về các chỉ số mạch. Những cải thiện này bao gồm tăng sản xuất nitric oxide trong máu (40%) và tăng đường kính động mạch cánh tay (~25%), giảm yếu tố von Willebrand huyết thanh (~30%) và nồng độ albumin trong nước tiểu thấp hơn đáng kể (~45%), dẫn tới các tác dụng giãn mạch nhẹ, viêm nội mô giảm, và tính toàn vẹn vi mạch thận được cải thiện. Một nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiêu khác về chiết xuất ginkgo (360mg/ngày) đối với bệnh Reynaud [29] đã báo cáo giảm đáng kể tần suất các tai biến mạch máu từ 13/tuần xuống 6/tuần sau 10 tuần điều trị. Khoảng thời gian bị trung bình cũng giảm khoảng 60% sau khi điều trị bằng ginkgo, so với giảm 30% của nhóm giả dược.

Hình 3: Bổ sung ginkgo cải thiện đáng kể lưu lượng máu mạch vành ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành sau 2 tuần điều trị.
Rối loạn chức năng nhận thức và thần kinh
Những cải thiện về hoạt động chức năng hoặc phục hồi mạch máu não có thể có ảnh hưởng tích cực tới chức năng nhận thức, tuy nhiên hệ thần kinh trung ương có thể được bảo vệ nhờ tác dụng phối hợp bảo vệ mạch và bảo vệ thần kinh của chiết xuất và hoạt chất của ginkgo. Điều này liên quan tới cả bệnh mạch máu và thần kinh. Ví dụ, đối với bệnh Alzheimer, đặc trưng bởi sự hình thành mảng lắng đọng amyloid, tắc vi mạch và hậu quả là teo vỏ não. Trong bất kỳ trường hợp nào, các vấn đề liên quan tới chức năng nhận thức bậc cao hơn (như khả năng ghi nhớ, học tập, tâm trạng, thích ứng, xử lý thông tin), stress và đáp ứng giác quan, và chức năng vận động vẫn là các chỉ số chính để đánh giá hiệu quả lâm sàng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bổ sung ginkgo ở người trưởng thành khỏe mạnh về mặt tinh thần có thể cải thiện khả năng ghi nhớ và tâm lý thần kinh, tốc độ xử lý thông tin, khả năng hoàn thành công việc tập trung và hoạt động hàng ngày [30-36]. Ginkgo ở mức liều thấp 120mg/ngày (khoảng liều 120-300mg/ngày) được chứng minh là đủ để cải thiện một số chỉ số của khả năng ghi nhớ ngắn hạn ở những người khỏe mạnh trong thời gian lên tới 11 giờ sau khi uống [37].
Về chứng mất trí nhớ liên quan tới bệnh Alzheimer (AD), một phân tích tổng hợp lớn năm 2015 về 9 thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, có hơn 2500 bệnh nhân tham gia, đã kết luận rằng chiết xuất ginkgo (liều lâm sàng điển hình là 240mg/ngày) có khả năng giảm đáng kể tỉ lệ suy giảm nhận thức và các triệu chứng tâm thần chủ yếu liên quan tới bệnh Alzheimer [38]. Điều trị bằng Ginkgo đã có những cải thiện đáng kể về nhận thức và các chỉ số đánh giá lâm sàng về hoạt động hàng ngày, trong khi các chỉ số này tiếp tục suy giảm ở những đối tượng dùng giả dược (Hình 4). Phân tích nhóm nhỏ hơn ở những người bị Alzheimer cho thấy rằng khoảng liều 160-240mg chiết xuất ginkgo có thể đem lại các lợi ích lâm sàng.

Hình 4: Bổ sung ginkgo cải thiện điểm về nhận thức và các hoạt động cuộc sống hàng ngày ở những bệnh nhân bị mất trí nhớ do bệnh Alzheimer, trong khi nhóm giả dược có tác dụng ngược lại (trong khoảng thời gian 22-26 tuần).
Dùng Ginkgo cũng có lợi đối với 1 số triệu chứng về cảm giác, thần kinh và cảm xúc thứ cấp. Một trong các nghiên cứu được xem xét đã chứng tỏ rằng có sự cải thiện đáng kể cảm xúc lo lắng, mức độ nặng của chứng ù tai và các cơn chóng mặt và chất lượng cuộc sống tổng thể sau 24 tuần điều trị (240mg Ginkgo), trong khi ở nhóm dùng giả dược thì thay đổi rất ít hoặc không thay đổi và một số trường hợp chúng còn xấu đi [39] (Hình 5). Một xem xét hệ thống 8 nghiên cứu lâm sàng về các kết quả quan trọng của giảm ù tai [40] đã minh chứng những cải thiện đáng kể hơn so với nhóm giả dược, giảm đáng kể cường độ, âm lượng âm thanh và mất thính giác đã được báo cáo. Những phát hiện này được ủng hộ hơn nữa trong nghiên cứu của Spiegel et al. (2018) [41], trong đó điều trị bằng ginkgo 240mg/ngày đã giảm đáng kể mức độ ù tai và bất ổn tiền đình ở những bệnh nhân mất trí nhớ. Những phát hiện này ảnh hưởng tới việc giảm nguy cơ bị ngã và do đó giảm nguy cơ bị chấn thương liên quan tới ngã, cũng như lo âu liên quan tới suy giảm phối hợp vận động. Woelk et al. (2007) [42] đã thấy rằng chỉ số rối loạn lo lắng và điều chỉnh ở những người mất trí nhớ bao gồm các chỉ số HAMA và ADWAM giảm đáng kể sau một tháng dùng 240-480mg chiết xuất ginkgo / ngày.

Hình 4: Bổ sung Ginkgo (240mg/ngày) được thấy là cải thiện điểm số nhận thức (SKI), chỉ số tâm thần kinh, diễn đạt bằng miệng trôi chảy và bất ổn tiền đình, so với nhóm giả dược sau 24 tuần.
Các yếu tố chất lượng cuộc sống khác
Nhiều rối loạn nhận thức và tâm thần kinh, cũng như rối loạn tim mạch và hô hấp ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và thời gian để vào giấc ngủ. Rối loạn trong những quá trình này sẽ ảnh hưởng không tốt tới tất cả các khía cạnh của sức khỏe. Đặc biệt, giấc ngủ góp phần bảo vệ thần kinh và phục hồi nhận thức. Điều này đặc biệt liên quan tới những người già bị rối loạn chức năng nhận thức, những người có tỉ lệ bị rối loạn giấc ngủ cao hơn [43] và thời gian ngủ ít hơn. Trong khi nhiều thuốc cải thiện trí nhớ từ thực vật có liên quan tới tác dụng phụ là mất ngủ hoặc hay bị thức giấc, thì ginkgo lại giúp hỗ trợ chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Bổ sung ginkgo (240mg/ngày) cho những người bị rối loạn giấc ngủ liên quan tới trầm cảm chẩn đoán trên lâm sàng được thấy là cải thiện thời gian đưa vào giấc ngủ và thời gian của các giai đoạn ngủ mắt không chuyển động nhanh (non-REM), trong khi cũng giảm tần suất thức giấc [44]. Dùng 120mg chiết xuất ginkgo / ngày trong 6 tháng cũng được thấy là cải thiện các chỉ số về tâm trạng nói chung và sự tỉnh táo ở những người khỏe mạnh không bị rối loạn nhận thức [45]. So với không điều trị, ginkgo đã giúp cải thiện tổng thể điểm số LARS (được định lượng bởi những cảm nhận của bệnh nhân như sự lo lắng, khả năng phối hợp, mức năng lượng và sự mệt mỏi) ở giai đoạn kết thúc điều trị.
Bổ sung ginkgo còn có thể đem lại lợi ích cho một khía cạnh khác của chất lượng cuộc sống đó là hoạt động tình dục. Có nhiều yếu tố gây ra rối loạn tình dục, bao gồm các yếu tố tâm lý, tim mạch và nội tiết. Những yếu tố này lại bị làm tổn thương bởi những yếu tố về lối sống lâu dài (như nghiện rượu, hút thuốc, thuốc chống trầm cảm). Những tác dụng tâm lý của ginkgo đối với tâm trạng, sức khỏe nói chung và ham muốn tình dục và những tác dụng vận mạch như lưu lượng máu tăng và tính toàn vẹn của mạch là rất cần thiết trong việc chứng minh về mặt lâm sàng cho những tác dụng của ginkgo đối với kích thích và hoạt động tình dục ở cả nam và nữ (liều hiệu quả 120-240mg/ngày) [46-48]. Đối với nam giới, điều này có thể là do tác dụng ức chế phosphodiesterase (PDE-4 và -5) và giãn mạch [49], cùng với kiểm soát kích thích trung ương (phụ thuộc dopamine) [50]. Những điều này góp phần duy trì thời gian bắt đầu và khoảng thời gian cương, đặc biệt có lợi cho những nam giới bị rối loạn cương dương.
An toàn
Ginkgo trong PMRemem được kiểm nghiệm về chất lượng và được đánh giá an toàn, đặc biệt khi dùng đúng liều (liều điển hình trên lâm sàng là 120-480mg). Các tác dụng phụ thường nhẹ và hiếm gặp nhưng bao gồm các khó chịu về đường tiêu hóa và hoa mắt chóng mặt. Vì ginkgo có thể làm tăng lưu thông máu và giảm kết tập tiểu cầu, nên nó có thể làm tăng nguy cơ bị các vết bầm tím hoặc chảy máu quá mức sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Vì vậy, PMRemem không nên dùng trong khi mang thai và cho con bú hoặc trong vòng hai tuần trước khi phẫu thuật do có thể gây chẩy máu quá mức. Cũng vì vậy mà PMRemem không nên dùng cho các trường hợp bị các rối loạn chẩy máu. Vì Ginkgo có thể làm chậm hình thành huyết khối, nên nó có thể tương tác với các thuốc làm chậm đông máu khác như là warfarin, ibuprofen, aspirin và thuốc chống đông và chống tiểu cầu.
PMRemem không nên dùng cho những người đang sử dụng các thuốc này hoặc cần được tư vấn bác sĩ để điều chỉnh liều dùng của họ.
Tóm tắt
PMRemem là công thức chiết xuất ginkgo chất lượng cao được bào chế dựa trên nghiên cứu dược lý học và lâm sàng. Nó tối đa hóa tác dụng của ginkgo nhờ mức liều hiệu quả và an toàn. Sự phối hợp terpene và glycoside hiệp đồng tác dụng giúp cải thiện sức khỏe não và hệ tuần hoàn. Nó có lợi đối với việc hỗ trợ chức năng não, sự ghi nhớ, nhận thức, tỉnh táo, các triệu chứng ù tai và tuần hoàn vi mạch, ngoại biên và não bộ. PMRemem là sản phẩm an toàn và hiệu quả có thể sử dụng cho cả nam giới và nữ giới, và đặc biệt có lợi cho người già, là những người có khả năng cao hơn bị các vấn đề về nhận thức, tim mạch và tâm lý.
Tài liệu tham khảo
- Koch, E., Inhibition of platelet activating factor (PAF)-induced aggregation of human thrombocytes by ginkgolides: considerations on possible bleeding complications after oral intake of Ginkgo biloba extracts. Phytomedicine, 2005. 12(1-2): p. 10-6.
- Cho, H.J., Y.H. Shon, and K.S. Nam, Ginkgolide C inhibits platelet aggregation in cAMP- and cGMP-dependent manner by activating MMP-9. Biol Pharm Bull, 2007. 30(12): p. 2340-4.
- Kudolo, G.B., et al., The ingestion of Ginkgo biloba extract (EGb 761) inhibits arachidonic acid-mediated platelet aggregation and thromboxane B2 production in healthy volunteers. J Herb Pharmacother, 2004. 4(4): p. 13-26.
- Stucker, O., et al., Effects of Ginkgo biloba extract (EGb 761) on arteriolar spasm in a rat cremaster muscle preparation. Int J Microcirc Clin Exp, 1996. 16(2): p. 98-104.
- Chen, X., S. Salwinski, and T.J. Lee, Extracts of Ginkgo biloba and ginsenosides exert cerebral vasorelaxation via a nitric oxide pathway. Clin Exp Pharmacol Physiol, 1997. 24(12): p. 958-9.
- Auguet, M., F.V. DeFeudis, and F. Clostre, Effects of Ginkgo biloba on arterial smooth muscle responses to vasoactive stimuli. Gen Pharmacol, 1982. 13(2): p. 169-71.
- Shah, Z.A., P. Sharma, and S.B. Vohora, Ginkgo biloba normalises stress-elevated alterations in brain catecholamines, serotonin and plasma corticosterone levels. Eur Neuropsychopharmacol, 2003. 13(5): p. 321-5.
- Campos-Toimil, M., et al., Inhibition of type 4 phosphodiesterase by rolipram and Ginkgo biloba extract (EGb 761) decreases agonist-induced rises in internal calcium in human endothelial cells. Arterioscler Thromb Vasc Biol, 2000. 20(9): p. E34-40.
- Richter, W., et al., PDE4 as a target for cognition enhancement. Expert Opin Ther Targets, 2013. 17(9): p. 1011-27.
- Ng, C.C., et al., Effects of bilobalide, ginkgolide B and picrotoxinin on GABAA receptor modulation by structurally diverse positive modulators. Eur J Pharmacol, 2017. 806: p. 83-90.
- Jin, G., X.R. He, and L.P. Chen, The protective effect of ginko bilboa leaves injection on the brain dopamine in the rat model of cerebral ischemia/reperfusion injury. Afr Health Sci, 2014. 14(3): p. 725-8.
- White, H.L., P.W. Scates, and B.R. Cooper, Extracts of Ginkgo biloba leaves inhibit monoamine oxidase. Life Sci, 1996. 58(16): p. 1315-21.
- Saleem, S., et al., Ginkgo biloba extract neuroprotective action is dependent on heme oxygenase 1 in ischemic reperfusion brain injury. Stroke, 2008. 39(12): p. 3389-96.
- Urikova, A., et al., Impact of Ginkgo Biloba Extract EGb 761 on ischemia/reperfusion – induced oxidative stress products formation in rat forebrain. Cell Mol Neurobiol, 2006. 26(7-8): p. 1343-53.
- Mashayekh, A., et al., Effects of Ginkgo biloba on cerebral blood flow assessed by quantitative MR perfusion imaging: a pilot study. Neuroradiology, 2011. 53(3): p. 185-91.
- Santos, R.F., et al., Cognitive performance, SPECT, and blood viscosity in elderly non-demented people using Ginkgo biloba. Pharmacopsychiatry, 2003. 36(4): p. 127-33.
- Oskouei, D.S., et al., The effect of Ginkgo biloba on functional outcome of patients with acute ischemic stroke: a double-blind, placebo-controlled, randomized clinical trial. J Stroke Cerebrovasc Dis, 2013. 22(8): p. e557-63.
- Li, S., et al., Ginkgo biloba extract improved cognitive and neurological functions of acute ischaemic stroke: a randomised controlled trial. 2017. 2(4): p. 189-197.
- Usai, S., L. Grazzi, and G. Bussone, Gingkolide B as migraine preventive treatment in young age: results at 1-year follow-up. Neurol Sci, 2011. 32 Suppl 1: p. S197-9.
- Esposito, M. and M. Carotenuto, Ginkgolide B complex efficacy for brief prophylaxis of migraine in school-aged children: an open-label study. Neurol Sci, 2011. 32(1): p. 79-81.
- D’Andrea, G., et al., Efficacy of Ginkgolide B in the prophylaxis of migraine with aura. Neurol Sci, 2009. 30 Suppl 1: p. S121-4.
- Zhou, W., et al., Clinical use and molecular mechanisms of action of extract of Ginkgo biloba leaves in cardiovascular diseases. Cardiovasc Drug Rev, 2004. 22(4): p. 309-19.
- Chung, H.S., et al., Ginkgo biloba extract increases ocular blood flow velocity. J Ocul Pharmacol Ther, 1999. 15(3): p. 233-40.
- Mehlsen, J., et al., Effects of a Ginkgo biloba extract on forearm haemodynamics in healthy volunteers. Clin Physiol Funct Imaging, 2002. 22(6): p. 375-8.
- Suter, A., W. Niemer, and R. Klopp, A new ginkgo fresh plant extract increases microcirculation and radical scavenging activity in elderly patients. Adv Ther, 2011. 28(12): p. 1078-88.
- Rodriguez, M., et al., Reduction of atherosclerotic nanoplaque formation and size by Ginkgo biloba (EGb 761) in cardiovascular high-risk patients. Atherosclerosis, 2007. 192(2): p. 438-44.
- Wu, Y.Z., et al., Ginkgo biloba extract improves coronary artery circulation in patients with coronary artery disease: contribution of plasma nitric oxide and endothelin-1. Phytother Res, 2008. 22(6): p. 734-9.
- Li, X.S., et al., Effect of Ginkgo leaf extract on vascular endothelial function in patients with early stage diabetic nephropathy. Chin J Integr Med, 2009. 15(1): p. 26-9.
- Muir, A.H., et al., The use of Ginkgo biloba in Raynaud’s disease: a double-blind placebo-controlled trial. Vasc Med, 2002. 7(4): p. 265-7.
- Mix, J.A. and W.D. Crews, Jr., A double-blind, placebo-controlled, randomized trial of Ginkgo biloba extract EGb 761 in a sample of cognitively intact older adults: neuropsychological findings. Hum Psychopharmacol, 2002. 17(6): p. 267-77.
- Cieza, A., P. Maier, and E. Poppel, Effects of Ginkgo biloba on mental functioning in healthy volunteers. Arch Med Res, 2003. 34(5): p. 373-81.
- Kennedy, D.O., A.B. Scholey, and K.A. Wesnes, The dose-dependent cognitive effects of acute administration of Ginkgo biloba to healthy young volunteers. Psychopharmacology (Berl), 2000. 151(4): p. 416-23.
- Rigney, U., S. Kimber, and I. Hindmarch, The effects of acute doses of standardized Ginkgo biloba extract on memory and psychomotor performance in volunteers. Phytother Res, 1999. 13(5): p. 408-15.
- Stough, C., et al., Neuropsychological changes after 30-day Ginkgo biloba administration in healthy participants. Int J Neuropsychopharmacol, 2001. 4(2): p. 131-4.
- Trick, L., J. Boyle, and I. Hindmarch, The effects of Ginkgo biloba extract (LI 1370) supplementation and discontinuation on activities of daily living and mood in free living older volunteers. Phytother Res, 2004. 18(7): p. 531-7.
- Kaschel, R., Specific memory effects of Ginkgo biloba extract EGb 761 in middle-aged healthy volunteers. Phytomedicine, 2011. 18(14): p. 1202-7.
- Rigney, U., S. Kimber, and I. Hindmarch, The effects of acute doses of standardized Ginkgo biloba extract on memory and psychomotor performance in volunteers. Phytother Res, 1999. 13(5): p. 408-15.
- Tan, M.S., et al., Efficacy and adverse effects of ginkgo biloba for cognitive impairment and dementia: a systematic review and meta-analysis. J Alzheimers Dis, 2015. 43(2): p. 589-603.
- Ihl, R., et al., Efficacy and safety of a once-daily formulation of Ginkgo biloba extract EGb 761 in dementia with neuropsychiatric features: a randomized controlled trial. Int J Geriatr Psychiatry, 2011. 26(11): p. 1186-94.
- von Boetticher, A., Ginkgo biloba extract in the treatment of tinnitus: a systematic review. Neuropsychiatr Dis Treat, 2011. 7: p. 441-7.
- Spiegel, R., et al., Ginkgo biloba extract EGb 761((R)) alleviates neurosensory symptoms in patients with dementia: a meta-analysis of treatment effects on tinnitus and dizziness in randomized, placebo-controlled trials. Clin Interv Aging, 2018. 13: p. 1121-1127.
- Woelk, H., et al., Ginkgo biloba special extract EGb 761 in generalized anxiety disorder and adjustment disorder with anxious mood: a randomized, double-blind, placebo-controlled trial. J Psychiatr Res, 2007. 41(6): p. 472-80.
- Guarnieri, B., et al., Prevalence of sleep disturbances in mild cognitive impairment and dementing disorders: a multicenter Italian clinical cross-sectional study on 431 patients. Dement Geriatr Cogn Disord, 2012. 33(1): p. 50-8.
- Hemmeter, U., et al., Polysomnographic effects of adjuvant ginkgo biloba therapy in patients with major depression medicated with trimipramine. Pharmacopsychiatry, 2001. 34(2): p. 50-9.
- Trick, L., J. Boyle, and I. Hindmarch, The effects of Ginkgo biloba extract (LI 1370) supplementation and discontinuation on activities of daily living and mood in free living older volunteers. Phytother Res, 2004. 18(7): p. 531-7.
- Wheatley, D., Triple-blind, placebo-controlled trial of Ginkgo biloba in sexual dysfunction due to antidepressant drugs. Hum Psychopharmacol, 2004. 19(8): p. 545-8.
- Cohen, A.J. and B. Bartlik, Ginkgo biloba for antidepressant-induced sexual dysfunction. J Sex Marital Ther, 1998. 24(2): p. 139-43.
- Meston, C.M., A.H. Rellini, and M.J. Telch, Short- and long-term effects of Ginkgo biloba extract on sexual dysfunction in women. Arch Sex Behav, 2008. 37(4): p. 530-47.
- Dell’Agli, M., G.V. Galli, and E. Bosisio, Inhibition of cGMP-phosphodiesterase-5 by biflavones of Ginkgo biloba. Planta Med, 2006. 72(5): p. 468-70.
- Yeh, K.Y., et al., Ginkgo biloba extract enhances noncontact erection in rats: the role of dopamine in the paraventricular nucleus and the mesolimbic system. Neuroscience, 2011. 189: p. 199-206.