

Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng đối với khả năng tập trung, học hành và thành đạt của con bạn. Cơ thể đang phát triển nhanh cần tất cả các chất dinh dưỡng. Cho dù con bạn đã có một chế độ ăn tốt, thì việc cải thiện nguồn dinh dưỡng đầu vào vẫn rất có lợi cho trẻ vì có nhiều đứa trẻ thường xuyên bị thiếu một số (hoặc nhiều) chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng này thường bao gồm acetyl lcarnitine, dầu cá, bacopa, axit folic và kẽm. Mỗi một chất đều đóng vai trò thiết yếu đem lại lợi ích cho chức năng não bộ của con bạn.
Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng đối với khả năng tập trung, học hành và thành đạt của con bạn. Cơ thể đang phát triển nhanh cần tất cả các chất dinh dưỡng. Cho dù con bạn đã có một chế độ ăn tốt, thì việc cải thiện nguồn dinh dưỡng đầu vào vẫn rất có lợi cho trẻ vì có nhiều đứa trẻ thường xuyên bị thiếu một số (hoặc nhiều) chất dinh dưỡng. Dưới đây là một vài chất dinh dưỡng có thể có lợi cho con bạn.
Acetyl Lcarnitine
Một số các nghiên cứu đã cho thấy ảnh hưởng tích cực của acetyl lcarnitine (cũng được gọi là acetyl levocarnitine hay ALC) đối với lưu lượng máu não và sự chuyển hoá trong não. Trong các nghiên cứu giả dược đối chứng ngẫu nhiên, ALC được thấy là giúp tăng cường lưu lượng máu não [1], cũng như giúp cải thiện trí nhớ và thời gian phản ứng. [2] Khả năng nhận thức thường bị ảnh hưởng bởi căn bệnh về bất cân bằng chuyển hoá; ALC cũng cho thấy giúp cải thiện căn bệnh này [35]
Dầu cá
Dầu cá có chứa các axit béo omega3: axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). DHA rất cần thiết cho sự phát triển của não, trong khi EPA lại đem lại lợi ích cho hành vi và tâm trạng. DHA và EPA điều hoà biểu hiện gien mà có liên quan đến phát triển thần kinh, dẫn truyền thần kinh và liên kết. Quá trình sản xuất oxit nitric nội mô (eNO) được tăng thêm, nhằm tăng cường lượng acetylcholine cho não, và ngăn chặn quá trình sản xuất các cytokine gây viêm. Cả hai axit béo này đều sản sinh ra các chất chuyển hoá bảo vệ thần kinh. [9]
Các phát hiện từ một nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ em ở độ tuổi lên bốn, được sinh ra từ những người mẹ uống dầu cá trong thời kỳ mang thai và cho con bú có khả năng nhận thức tốt hơn. [8] Trong các nghiên cứu giả dược đối chứng, ngẫu nhiên, mù đôi, việc kết hợp DHA và EPA giúp ích cho việc điều trị rối loạn tăng động / giảm chú ý (AD/HD), [6] cũng như giúp cải thiện đáng kể khả năng đọc, đánh vần và hành vi ở những trẻ từ 5 – 12 tuổi sau 3 tháng dùng sản phẩm bổ sung. [7] Trên cơ sở những bằng chứng này, sản phẩm bổ sung chứa axit béo có thể là một sự lựa chọn điều trị hiệu quả và an toàn cho trẻ có vấn đề về hành vi và giáo dục.
Axit folic
Axit folic đem lại lợi ích cho sức khoẻ và sự phát triển của thần kinh. Mọi người đều biết rằng nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh sẽ giảm đi nếu người mẹ được bổ sung axit folic. [10] Vì nguy cơ có thai ngoài kế hoạch khá là cao, các bác sĩ sản / phụ khoa và tiết niệu khuyên những phụ nữ trẻ cải thiện lối sống [12] bằng việc bổ sung thêm axit folic; lời khuyên này cũng được tổ chức y tế thế giới ủng hộ.
Các lợi ích này cũng được nhận thấy ở cả trẻ em và người lớn. Lượng axit folic trong máu thấp và nồng độ homocysteine tăng lên tương ứng có liên quan đến chức năng nhận thức kém. Không có gì đáng ngạc nhiên khi sản phẩm bổ sung axit folic được phát hiện thấy cải thiện chức năng nhận thức. Những ảnh hưởng này có thể có liên quan đến khả năng của axit folic làm tăng cường DHA và EPA huyết tương. DHA và EPA được thấy có lợi trong việc điều trị chứng mất trí và bệnh Alzheimer, [11] đồng thời cho thấy việc kết hợp DHA, EPA và axit folic có thể cải thiện chức năng nhận thức.
Kẽm
Các ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong thời kỳ thơ ấu có thể gây ra hậu quả lâu dài cho sức khoẻ và thành tích của trẻ cho tới những năm trưởng thành của chúng. Những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng được nhận thấy có khả năng về thể chất và khả năng chịu đựng giảm, và khả năng nhận thức và thành tích học tập kém hơn.
Việc thiếu hụt kẽm là phổ biến, và lượng kẽm càng thấp liên quan đến hoạt động nhận thức càng kém. Các vấn đề về hành vi, bao gồm thiếu tập trung, cũng có liên quan đến việc ăn uống không đầy đủ và suy dinh dưỡng. [13] Lượng kẽm thấp cũng được thấy rõ ở những trẻ bị rối loạn hành vi, bao gồm cả những trẻ có các triệu chứng liên quan đến ADHD. [14]
Bacopa
Người ta đã đưa giả thuyết là bacopa có thể cải thiện quá trình nhận thức bậc cao hơn như khả năng học hành và trí nhớ. [15] Trong một nghiên cứu độc lập nhóm, giả dược đối chứng, mù đôi, ngẫu nhiên, dùng 300mg bacopa một ngày được thấy giúp cải thiện tốc độ xử lý thông tin thị giác, kết quả học tập, sự củng cố trí nhớ và giảm lo âu so với việc dùng giả dược trong vòng 12 tuần sau khi dùng sản phẩm bổ sung.
Đặc tính bảo vệ thần kinh của bacopa cũng đã được phát hiện. Phối hợp bacopa và axit folic được sử dụng để cải thiện chức năng nhận thức (bao gồm cả trí nhớ), giảm lo âu và trầm cảm.
Tài liệu tham khảo
- Postiglione A, Soricelli A, Cicerano U, Mansi L, De Chiara S, Gallotta G, Schettini G, Salvatore M: Effect of acute administration of Lacetyl carnitine on cerebral blood flow in patients with chronic cerebral Pharmacol Res 1991, 23(3):241246.
- Arrigo A, Casale R, Buonocore M, Ciano C: Effects of acetylLcarnitine on reaction times in patients with cerebrovascular Int J Clin Pharmacol Res 1990, 10(12):133137.
- Corbucci GG, Melis A, Piga M, Marchionni A, Calvani M: Influence of acetylcarnitine on some mitochondrial enzymic activities in the human cerebral tissue in conditions of acute Int J Tissue React 1992, 14(4):183194.
- Corbucci GG, Menichetti A, Cogliatti A, Nicoli P, Arduini A, Damonti W, Marchionni A, Calvani M: Metabolic aspects of acute cerebral hypoxia during extracorporeal circulation and their modification induced by acetylcarnitine Int J Clin Pharmacol Res 1992, 12(2):8998.
- Corbucci GG, Menichetti A, Cogliatti A, Nicoli P, Ruvolo C: Metabolic aspects of acute tissue hypoxia during extracorporeal circulation and their modification induced by Lcarnitine Int J Clin Pharmacol Res 1992, 12(3):149157.
- Kidd PM: Omega3 DHA and EPA for cognition, behavior, and mood: clinical findings and structuralfunctional synergies with cell membrane Altern Med Rev 2007, 12(3):207227.
- Richardson AJ, Montgomery P: The OxfordDurham study: a randomized, controlled trial of dietary supplementation with fatty acids in children with developmental coordination Pediatrics 2005, 115(5):13601366.
- Helland IB, Smith L, Saarem K, Saugstad OD, Drevon CA: Maternal supplementation with verylongchain n3 fatty acids during pregnancy and lactation augments children’s IQ at 4 years of Pediatrics 2003, 111(1):e3944.
- Whalley LJ, Fox HC, Wahle KW, Starr JM, Deary IJ: Cognitive aging, childhood intelligence, and the use of food supplements: possible involvement of n3 fatty Am J Clin Nutr 2004, 80(6):16501657.
- Kondo A, Kimura K, Isobe Y, Kamihira O, Matsuura O, Gotoh M, Okai I: [Folic acid reduces risks of having fetus affected with neural tube defects: dietary food folate and plasma folate concentration]. Nippon Hinyokika Gakkai Zasshi 2003, 94(5):551559.
- Das UN: Folic acid and polyunsaturated fatty acids improve cognitive function and prevent depression, dementia, and Alzheimer’s disease–but how and why? Prostaglandins Leukot Essent Fatty Acids 2008, 78(1):1119.
- Kondo A, Kamihira O, Gotoh M, Ozawa H, Lee TY, Lin AT, Kim SR, Lin HH: Folic acid prevents neural tube defects: international comparison of awareness among obstetricians/gynecologists and J Obstet Gynaecol Res 2007, 33(1):6367.
- Fanjiang G, Kleinman RE: Nutrition and performance in Curr Opin Clin Nutr Metab Care 2007, 10(3):342 347.
- Arnold LE, Bozzolo H, Hollway J, Cook A, DiSilvestro RA, Bozzolo DR, Crowl L, Ramadan Y, Williams C: Serum zinc correlates with parent and teacher rated inattention in children with attentiondeficit/hyperactivity J Child Adolesc Psychopharmacol 2005, 15(4):628636.
- Stough C, Lloyd J, Clarke J, Downey LA, Hutchison CW, Rodgers T, Nathan PJ: The chronic effects of an extract of Bacopa monniera (Brahmi) on cognitive function in healthy human subjects. Psychopharmacology (Berl) 2001, 156(4):481484.
- Jorm AF, Rodgers B, Christensen H: Use of medications to enhance memory in a large community sample of 6064 year Int Psychogeriatr 2004, 16(2):209217.